Bài viết này có gì?
Khách hàng là những cá nhân hoặc tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực tiếp thị vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Và để đánh giá khách hàng tiềm năng thì không phải dễ dàng.
Việc xác định chính xác khách hàng cung cấp chức năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, mang lại hiệu quả bán hàng tốt nhất. Tuy nhiên, các phần lớn doanh nghiệp đều phải gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lượng khách hàng. Cùng tham khảo các tiêu chí dưới đây giúp bạn đánh giá dễ dàng hơn!
KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG LÀ AI?
Khách hàng tiềm năng là khách hàng có thể mang lại rất ít giá trị ở thời điểm hiện tại nhưng có thể sẽ mang lại nhiều giá trị lớn hơn trong tương lai.
Thông thường các doanh nghiệp tường tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ chính khách hàng quen thuộc của mình, đánh giá tiềm năng khách hàng và sử dụng những cơ hội đó để khai thác triệt để lợi nhuận.
4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG CHÍNH XÁC
KHÁCH HÀNG CÓ PHẢI LÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU?
Trước tiên, vẽ lên bức chân dung rõ nét khách hàng tiềm năng là ai? Sở thích?… Sau đó, cần đánh giá được khách hàng tiềm năng, liệu có phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Mặc dù có nhiều nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm/dịch vụ tuy nhiên thường chỉ có một nhóm khách hàng dễ tiếp cận và mang lại lợi nhuận cao nhất.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG THÔNG QUA NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Việc này cần tập trung vào việc tìm kiếm và thúc đẩy hành vi tiêu dùng của những khách hàng đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ cùng tính năng như sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Điều này sẽ tiết kiệm công sức và thời gian hơn rất nhiều so với những người chưa từng biết.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG THÔNG QUA KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH
Hãy thuyết phục những người đang có nhu cầu và thực sự tìm kiếm giải pháp mang lại từ sản phẩm/ dịch vụ đó thay vì những người đang gặp trở ngại về giá cả. Điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với thuyết phục những khách hàng không có khả năng chi trả.
KHÁCH HÀNG CÓ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO SẢN PHẨM CỦA BẠN?
Các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp khiến khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Nhờ vậy họ sẵn sàng bỏ tiền, chi trả để nhận về những giá trị bạn cung cấp.
Tuy vậy, đây là một hành trình dài bao gồm: xây dựng chân dung, thấu hiểu điểm đau (pain points) và xác định nhu cầu cho đến thuyết phục khách hàng tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
TẠM KẾT
Ngoài phát triển những tiêu chí đã nêu ở trên, kết hợp với sử dụng các giải pháp tiếp thị thu hút khách hàng sẽ là giải pháp để tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí nhân lực cho doanh nghiệp trên con đường xây dựng quan hệ khách hàng.