Trang chủ » Kiến thức » Lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp khi triển khai tiếp thị liên kết (CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL)

Lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp khi triển khai tiếp thị liên kết (CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL)

bởi ybai

Mặc dù khái niệm về tiếp thị liên kết đã không còn mấy xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng tiếp thị liên kết, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm và hiểu rõ các thuật ngữ liên quan CPL , CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL,..là gì? Cùng YBAI tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

YBAI là web app cho phép doanh nghiệp tự ứng dụng mô hình tiếp thị liên kết, nếu quan tâm đến YBAI hãy đăng ký tìm hiểu ngay tại đây nhé !

Khái niệm các mô hình CPA, CPL, CPS, CPO, CPR, CPI, CPQL…

CPA (Cost per action)

Đây là mô hình thanh toán mà hoa hồng chỉ được trả khi có hành động hay kết quả cụ thể. Các hành động này có thể là: Khách hàng đăng ký tài khoản, mua sản phẩm/dịch vụ, đăng ký nhận quà, điền vào biểu mẫu,..

Ví dụ: Một công ty sử dụng mô hình CPA để khuyến khích các đối tác giới thiệu khách hàng đến trang web của họ. Cụ thể: Khi một người dùng nhấp vào liên kết trên trang của đối tác và đăng ký tài khoản trên trang web thì các trang đối tác sẽ nhận được $10 cho mỗi đăng ký thành công.

CPA là mô hình khá chung chung và không cụ thể, vì trong CPA có cả CPI, CPS, CPL, CPQL, CPO…

CPI (Cost per install)

Đây là một mô hình thanh toán mà hoa hồng chỉ được trả khi người dùng tải, cài đặt một ứng dụng trên thiết bị của họ thông qua liên kết quảng cáo của cộng tác viên.
Mô hình này phổ biến trong tiếp thị ứng dụng di động, game, cho vay,…Nơi các nhà phát triển ứng dụng và nhà quảng cáo muốn thúc đẩy số lượng cài đặt ứng dụng của họ.

Ví dụ: Các nhà phát triển ứng dụng di động như Tiki, Grab, Shopee có thể sử dụng CPI để thanh toán cho đối tác giới thiệu khi người dùng tải xuống và cài đặt ứng dụng của họ.

CPL (Cost per lead)

Đây là một mô hình thanh toán mà hoa hồng chỉ được trả khi người dùng hoàn thành việc cung cấp thông tin liên hệ hoặc điền form đăng ký.

Đây là một mô hình phổ biến để thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, thường gặp trong các chiến dịch tài chính của Tima, FE Credit, Avay,… Chỉ cần khách hàng điền form đăng ký, dù không tiến hành giao dịch tài chính vẫn có thể nhận được hoa hồng. Ngoài ra còn có ngành bất động sản: Các công ty bất động sản sử dụng CPL để thanh toán cho đối tác giới thiệu khi khách hàng điền vào form đăng ký nhận thông tin dự án, hoặc hẹn lịch tham quan.

CPQL (Cost per qualified lead)

Cũng tương tự CPL, tuy nhiên mô hình này thanh toán hoa hồng khi có được tệp khách hàng tiềm năng chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là khách hàng tiềm năng không chỉ thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn đáp ứng một số tiêu chí nhất định do nhà quảng cáo đặt ra, như: thông tin chính xác và đầy đủ, phù hợp với tiêu chí thị trường mục tiêu, thể hiện ý định mua hàng

CPS (Cost per sale)

Đây là một mô hình thanh toán hoa hồng khi một giao dịch bán hàng được thực hiện. Điều này có nghĩa là khi có khách hàng mua hàng và thanh toán thành công thông qua liên kết của cộng tác viên thì hoa hồng sẽ được chi trả.
Mô hình này giúp đảm bảo rằng ngân sách tiếp thị được sử dụng một cách hiệu quả, vì các chi phí chỉ phát sinh khi có doanh thu thực tế.
Mô hình này thường gặp trong các chương trình của các thương hiệu thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktokshop,… Ngoài ra còn có ngành ô tô, các đại lý ô tô có thể sử dụng CPQL để thanh toán cho đối tác giới thiệu khi khách hàng điền vào form đăng ký mua xe và đáp ứng các tiêu chí về thu nhập, độ tuổi, v.v.
Ngành du học thì các công ty tư vấn du học có thể sử dụng CPQL để thanh toán cho đối tác giới thiệu khi khách hàng điền vào form đăng ký du học và đáp ứng các tiêu chí về trình độ học vấn, điểm thi, v.v.

CPO (Cost per order)

Đây là một mô hình thanh toán trong tiếp thị liên kết, trong đó hoa hồng sẽ được tính dựa trên mỗi đơn hàng hoàn thành, bất kể giá trị của đơn hàng đó. Điều này khác với mô hình CPS khi nơi hoa hồng được tính dựa trên phần trăm của giá trị giao dịch.
Giả sử, khi khách hàng điền vào form mua hàng, bên nhà cung cấp họ sẽ gọi điện xác nhận, nếu khách đồng ý mua hàng thì bạn sẽ nhận hoa hồng ngay lúc đó. Dù sau này họ có đổi trả hàng hay không thì bạn vẫn có hoa hồng.

CPR (Cost per register)

CPR là những chiến dịch mà hoa hồng sẽ được tính khi khách hàng cài app và đăng ký dịch vụ. Cũng tương tự như CPL và CPI.

Nên lựa chọn chạy chiến dịch theo mô hình CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL…?

Trong các mô hình, hai mô hình nổi bật và thường được ưu tiên là CPL (Cost Per Lead) và CPO (Cost Per Order), nhờ vào tính hiệu quả và khả năng mang lại lợi nhuận cao.

1. CPL: Mô hình CPL tập trung vào việc thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ nhận được hoa hồng mỗi khi một khách hàng điền vào biểu mẫu đăng ký, cung cấp thông tin cá nhân cần thiết, chẳng hạn như tên, số điện thoại, email, v.v. Điều này đặc biệt phổ biến trong các chiến dịch tài chính, như vay vốn, bảo hiểm, hoặc đầu tư. Điểm mạnh của mô hình này là bạn có thể nhận được hoa hồng ngay cả khi khách hàng chưa thực hiện hành động mua bán cuối cùng, chẳng hạn như việc phê duyệt khoản vay. Miễn là thông tin của khách hàng được xác nhận là chính xác và hợp lệ, bạn sẽ được trả hoa hồng.

2. CPO: Mô hình CPO, thường thấy trong các chiến dịch Direct-to-Consumer (D2C), liên quan đến việc nhận hoa hồng khi một đơn hàng được đặt. Trong trường hợp này, khách hàng chỉ cần đồng ý mua hàng qua điện thoại hoặc trực tuyến, và bạn sẽ nhận được hoa hồng ngay cả khi sau đó khách hàng có đổi trả hàng hay không. Một lợi thế lớn của mô hình này là tỷ lệ hoa hồng cao, giúp bạn tối đa hóa thu nhập từ mỗi đơn hàng thành công.

Tất cả các mô hình trên đều có những ưu điểm và lợi ích riêng, phù hợp với các chiến lược và mục tiêu của từng doanh nghiệp khác nhau. Bài viết này nhằm giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về từng loại mô hình, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị liên kết.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

YBAI AFFILIATE

YBAI không phải chỉ là một dự án, nó là tình yêu, tâm huyết và sự nỗ lực của đội ngũ MODORO cho sứ mệnh số hoá 10,000 doanh nghiệp Việt.

Tầm nhìn

1,000,000 Affiliates​

10,000 Vendors​

Về chúng tôi

@2021 – All Right Reserved by MODORO
Giấy phép kinh doanh số 4201 768 504 cấp ngày 22/11/2017 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Khánh Hoà, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 06/03/2019.