Trang chủ » Kiến thức » Làm sao doanh nghiệp tìm ra Influencer hợp với mình ?

Làm sao doanh nghiệp tìm ra Influencer hợp với mình ?

bởi ybai
Làm sao doanh nghiệp tìm ra influencer họp với mình

Việc chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang online hoặc kinh doanh online của các cửa hàng, doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề giống như sự lựa chọn giữa “sống” và “chết”.  Nhưng nếu không có các đại sứ “chuyên môn” – influencer thì sẽ gặp khó khăn để đấu tranh giành lấy sự chú ý từ người dùng. Vì thế mà các nhà cung cấp – Advertisers đã bắt đầu cân nhắc việc tận dụng Influencers Marketing bởi tính hiệu quả vô cùng tốt và sức lan toả cao.

Hiện nay có rất nhiều Influencer ở nhiều lĩnh vực trên mạng xã hội, đồng nghĩa với việc sẽ nhiều cơ hội hợp tác để thúc đẩy doanh số nhưng liệu các doanh nghiệp có thể tìm kiếm Influencer phù hợp với mình một cách dễ dàng?

CÁC DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ TRƯỚC KHI TÌM KIẾM INFLUENCER?

Ideas and light bulb illustration

Các doanh nghiệp thường có xu hướng tìm kiếm các Influencers có độ phủ sống cao, tương tác tốt, càng nhiều càng tốt mà không có một thước đo hay mục tiêu cụ thể nào. Điều đó dẫn đến việc các doanh nghiệp có thể hợp tác với Influencer không phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp thì việc tiếp cận đến khách hàng rất dễ bị thất bại. Do đó bạn cần hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể lựa chọn Influencer dựa trên lượt tương tác tốt nhất.

1.BIẾT RÕ ĐỐI TƯỢNG MÀ BẠN MUỐN TIẾP CẬN

Một chiến dịch Influencer không thể khả dụng cho tất cả mọi người. Và để có được một chiến lược hiệu quả yêu cầu bạn phải lựa chọn đúng người để bắt chuyện với khách hàng. Chính vì thế bước đầu tiên là phải xác định cụ thể đối tượng mục tiêu của bạn trong chiến dịch này.

Xây dựng bản “Audience Personas” là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn hiểu rõ đối tượng mình muốn hướng đến. Sau khi hoàn thành, hãy đến bước chọn nhóm Influencer phù hợp. Trình tự này sẽ giúp bạn biết được đâu là những đặc điểm mà Influencer cần đáp ứng.

2. Xem xét 3R

Sự ảnh hưởng thường sẽ được cấu tạo từ 3R: Relevance – Reach – Resonance

  • Relevance (Sự liên quan)

Một Influencer phù hợp thường sẽ chia sẻ nội dung liên quan đến doanh nghiệp hoặc lĩnh vực mà bạn hoạt động. Đặc biệt những người theo dõi họ thường cũng có điểm tương đồng với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

  • Reach (Tiếp cận)

Là số lượng người bạn có thể tiếp cận thông qua cơ sở follower của Influencer

  • Resonance (Sự cộng hưởng/ Mức độ tương tác)

Đây là mức độ tương tác tiềm năng mà Influencer có thể tạo ra với nhóm mục tiêu mà thương hiệu muốn nhắm đến. Ở đây, bạn cần lưu ý rằng đôi khi số lượng follower lớn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Bởi số lượng người theo dõi dù lớn đến đâu nếu không họ không quan tâm đến nội dung Influencer tạo ra thì cũng đều trở nên vô nghĩa. Ngược lại, đối với một số thị trường ngách, tuy số lượng người theo dõi nhỏ nhưng đổi lại mức độ tương tác hiệu quả hơn. Tapinfluencer nhận thấy rằng, mức độ tương tác đối với nhóm Micro-Influencers thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong khi đó, 30% doanh nghiệp tại Bắc Mỹ cho biết họ thường làm với Micro-Influencers.

3. Độ tin cậy cao đối với đối tượng mục tiêu

Mấu chốt của mọi Influencer chính là sự tin tưởng

Đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến phải có sự tin tưởng và tôn trọng với những ý kiến của Influencer được chọn. Nếu như thiếu đi sự tin tưởng, mọi kết quả mang về đều không chắc chắn, biết đâu bạn lại phải tốn rất nhiều thời gian, công sức mới có thể tạo ra chuyển đổi.

Vậy làm thế nào để biết Influencer bạn lựa chọn có nhận được sự tin cậy hay không? Đó chính là mức độ tương tác thông qua các hành động: lượt xem, like, comment, share. Nếu cụ thể hơn thì hãy xem những người tương tác đó có nằm trong nhóm đối tượng bạn muốn hướng đến không.

Tỷ lệ tương tác tốt đồng nghĩa họ đang sở hữu lượng người theo dõi trung thành cao, còn hơn số lượng người theo dõi cao nhưng phần lớn là các tài khoản clone hoặc có sự “nhúng tay” của các công cụ hỗ trợ.

4. Có sự nhất quán trong hình ảnh, giọng điệu, giá trị mang lại cho người đọc

Để chiến lược Influencer triển khai hiệu quả, nội dung của người ảnh hưởng tạo ra phải có khả năng bổ trợ cho mục đích mà bạn muốn đạt đến. Ví dụ: Tác động đến hành vi mua hàng, khiến người dùng tò mò tìm hiểu hoặc quan tâm đến sản phẩm.

Các Influencer chuyên nghiệp thường đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng phong cách, hình ảnh và nội dung của mình. Bởi họ hiểu được những giá trị mà người theo dõi mong muốn nhận được. Và tất nhiên những điều này sẽ giúp họ xây dựng một cộng đồng người theo dõi chất lượng. Đa số, Influencer sẽ chọn phát triển theo lĩnh vực mà mình có kiến thức, kinh nghiệm. Chẳng hạn như trở thành Beauty Blogger chia sẻ về cách chăm sóc da, cơ thể; cách lựa chọn sản phẩm phù hợp,…Điểm đặc biệt để người theo dõi tin tưởng các Influencer này chính là những nội dung chia sẻ đều bắt nguồn từ trải nghiệm thật của họ.

Cũng chính vì hiểu được giá trị bản thân tạo ra, hiện nay có nhiều Influencer đã lựa chọn phát triển trở thành KOCs (Key-Opinion-Consumers).

Theo đó, KOCs là những người thích tạo nội dung, bài đánh giá, chia sẻ trải nghiệm của mình thông qua hình ảnh, video. Những nội dung mà các KOCs mang đến thường mang tính khách quan với giọng điệu gần gũi, đáng tin cậy. Trọng tâm nội dung các KOCs hướng đến việc đánh giá sản phẩm trong tâm thế công tâm nhất.

Tuy nhiên, chỉ nói suông thì rất khó để chúng ta đo lường hiệu quả mà các KOC mang lại. Thường các KOCs sẽ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính là RPG:

– Relevant: Chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ ngành hàng khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với tần suất hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Mức độ phù hợp được đánh giá trên Audience của KOL và Brand cùng Content KOL xây dựng tại kênh của họ.

– Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOL đã chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng khi những nội dung chia sẻ thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

– Growth: Không chỉ gói gọn vào những thông tin có sẵn về sản phẩm, các KOL còn phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường để liên tục mở rộng nhóm follower của mình. Qua đó, chỉ số này sẽ giúp các đơn vị lựa chọn được những KOL có mức độ ảnh hưởng phát triển theo thời gian, mang lại hiệu quả cho kế hoạch Influencer Marketing.

Chỉ số Performance (P) và Growth (G) càng cao, cho thấy nội dung của KOLs đó càng có mức độ viral tốt. Từ đó, các doanh nghiệp cũng có cái nhìn khách quan hơn để chọn KOL phù hợp với sản phẩm, nâng cao thương hiệu và tăng trưởng bền vững.

Kết luận

Xu hướng KOC giúp cho doanh nghiệp và KOL đo lường được mức độ hiệu quả để tính toán chiến lược Marketing sao cho tối ưu nhất. Từ đó, KOL cũng có nơi để khẳng định tên tuổi của mình bằng dữ liệu thực tế, doanh nghiệp thì có những con số cụ thể để đưa ra quyết định tối ưu nhất trong chiến lược Influencer Marketing của mình.

Đội ngũ đã thiết lập một cộng đồng để hỗ trợ cho các khách hàng và các First Ybai có thể dễ dàng tìm kiếm cộng tác viên phù hợp cho mình.

Nguồn: tổng hợp

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

YBAI AFFILIATE

YBAI không phải chỉ là một dự án, nó là tình yêu, tâm huyết và sự nỗ lực của đội ngũ MODORO cho sứ mệnh số hoá 10,000 doanh nghiệp Việt.

Tầm nhìn

1,000,000 Affiliates​

10,000 Vendors​

Về chúng tôi

@2021 – All Right Reserved by MODORO
Giấy phép kinh doanh số 4201 768 504 cấp ngày 22/11/2017 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Khánh Hoà, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 06/03/2019.