Trang chủ » Kiến thức » THỦ THUẬT TELESALE KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!

THỦ THUẬT TELESALE KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!

bởi ybai

Làm sale lâu năm chắc hẳn bạn đã biết điều này: Hãy ưu tiên telesale cho 03 việc: 

1. Đặt lịch hẹn trực tiếp

2. Chăm sóc khách hàng sau bán

3. Giới thiệu sản phẩm mới 

Kể cả khi thương hiệu của chúng ta cũng gọi là “rất gì và này nọ” thì cũng đừng vội “Chốt” trên điện thoại. 

Những sản phẩm để có khả năng chốt luôn qua telesale thì nên là sản phẩm có các tính chất phổ biến, giá thành thấp, mang tính cá nhân, dễ hình dung, khách hàng không cần thử hoặc nhìn trực tiếp sản phẩm…

Để đạt được kết quả gọi 10 chốt 8, chốt 9 một cách chuyên nghiệp thì bạn chỉ cần nắm được các bước dưới đây:

1 Chuẩn bị kịch bản telesale

Bản thân mình đã từng tiêu tốn hết rất nhiều sổ cho việc viết kịch bản, các bạn nên dùng sổ nhỏ, mang được theo bên mình, để ý tưởng “nảy số” lúc nào thì mình ghi ngay lúc đó.

Khi bạn gọi điện với khách hàng, việc họ nghe máy và dành thời gian cho bạn thì cuộc nói chuyện là vô cùng quý báu. Vậy nên, nếu bạn ậm ừ hay không biết nói gì sẽ làm phí thời gian của Khách hàng, người nghe và chính bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy không muốn tiếp tục để trao đổi thông tin, thậm chí là sẽ CÚP MÁY LUÔN.

=>>> Muốn tránh khỏi điều đó, bạn nên chuẩn bị trước nội dung cuộc thoại cần nói, sắp xếp các ý tưởng ra giấy sao cho phù hợp và cần lập giả định trước những điều khách hàng có thể từ chối. 

Tips dành cho người bắt đầu: 

NGHE CUỘC GỌI MẪU SAO CHÉP VÀ LUYỆN TẬP

Để có một kịch bản telesale tốt, hãy dành thời gian để nghe những cuộc gọi mẫu, bạn có thể gọi cho đối thủ hoặc các bên cùng ngành nghề => ghi chép chi tiết, có thể ghi âm lại để nghe lại nhiều lần và bắt đầu viết kịch bản cho riêng mình. Sau đó hãy nhờ đồng nghiệp, cấp trên góp ý cho bạn. Thực hành với đồng nghiệp, cấp trên trước khi bắt đầu gọi cho khách hàng là một lựa chọn tuyệt vời.

=>>> Luôn có sẵn sổ bút để ghi chép nhé 

Trước khi nói chuyện với khách hàng, bạn hãy chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay và cây bút để ghi chép lại những thông tin quan trọng. Nếu bạn thích màu sắc, bạn có thể sử dụng hộp bút màu hoặc bút note để biến quyển sổ của bạn thành “Thánh địa” yêu thích của mình.

2. Lựa chọn thời điểm gọi điện

Tránh các khung giờ nghỉ trưa, buổi tối muộn và khung giờ buổi sáng khi khách hàng chỉ vừa mới bắt đầu công việc một ngày.

Nhưng có một bí mật mình có thể bật mí: Lâu lâu mình lựa chọn gọi cho khách vào mùng 1, bởi bằng một cách nào đó vào mùng 1 tất cả mọi người đều trở lên dễ tính vui vẻ và hào phóng tặng ta một cuộc hẹn, và rất ít khi chúng ta từ chối nhau vào mùng 1. Yêu lắm luôn các bạn ạ!

 3. Giới thiệu danh xưng và mục đích cuộc gọi

Khi gọi điện cho khách hàng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chào hỏi, xưng danh tính và giới thiệu bản thân (tên, địa vị hay tên công ty) để người nghe biết là ai đang nói chuyện với mình. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy dùng tên của Khách hàng để chào nhé các bạn, kiểu như: Chị Bụi Thương ạ! Em Hoài Thương đây!

Việc tiếp theo là bạn nên nói ra mục đích của cuộc gọi (để khảo sát, để trao đổi thêm thông tin, để hẹn gặp, …) để khách hàng cũng nắm được cuộc nói chuyện này mục đích là gì. Nhưng hãy làm sao để thể hiện được mục đích này đều liên quan và có nhiều giá trị nhất dành cho khách hàng.

4. Giọng nói truyền cảm, rõ ràng là một trong những kỹ năng giao tiếp

Bạn nên nói với một tốc độ vừa phải, rõ ràng để người nghe nắm được nội dung và kịp thu nhận thông tin. Nói nhanh sẽ không giúp tiết kiệm thời gian mà chỉ khiến bạn phải lặp lại lời nói nhiều lần và làm tốn thời gian của cả hai bên.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, tránh dùng các thuật ngữ chuyên ngành hoặc nói xen kẽ hai ngôn ngữ. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và không hiểu bạn muốn nói gì hoặc cho rằng bạn là người thích thể hiện.

Quan trọng nhất là, bạn phải luôn thể hiện được giọng tự tin, quyết đoán, ngắn gọn nhưng súc tích nhé mà vẫn phải mềm mỏng. Nghe khó nhỉ?

5. Tập trung khi nói chuyện

Khi nói chuyện qua điện thoại, bạn không nên làm việc riêng, như là: ăn uống hay lướt web… kể cả khi bạn là người nghe. Điều đó sẽ khiến bạn bị xao nhãng, lơ là và bỏ lỡ nhiều nội dung bổ ích, dẫn đến cuộc hội thoại có thể sẽ gây gián đoạn. 

Đặc biệt, bạn đừng để sự mất tập trung của mình làm cuộc hội thoại bị gián đoạn và tạo thành những khoảng “lặng im” nhé!

6. Tóm tắt và chốt lại vấn đề trước khi kết thúc cuộc gọi

Nhắc lại nội dung của cuộc trò chuyện để chắc rằng đối phương đã nắm được tất cả những nội dung cả hai đã trao đổi. Đồng thời việc này còn giúp cho bạn kiểm tra lại các thông tin nếu có sai lệch và tránh được những rắc rối sau này.

Tốt nhất, sau khi kết thúc cuộc gọi bạn nên tổng hợp lại thômh tin và gửi lại cho khách hàng qua mail hoặc tin nhắn xác nhận lại nội dung cuộc trò chuyện. Bạn nên viết theo kiểu lộ trình và đưa ra các đầu mục kiểu: 1 là, 2 là, 3 là,… Còn nếu là cuộc hẹn thì sắp xếp theo kiểu: Nội dung cuộc gặp – Thành phần tham gia – Thời gian, địa điểm – Những gì phía khách hàng có thể hỗ trợ giúp mình (nếu có). 

 7. Chào tạm biệt

Trước khi chào tạm biệt khách hàng, bạn hãy thử ghi điểm tuyệt đối với kỹ năng giao tiếp bằng các câu chúc tốt lành hay một lời cảm ơn bởi vì đã dành thời gian cho cuộc gọi này. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bên cạnh đó cũng thể hiện bạn là một người chu đáo, lịch sự.

Và đừng quên, hãy để khách hàng là người gác máy trước, đây là một tips nhỏ để thể hiện sự tôn trọng với khách hàng của mình!

Nguồn: Nguyễn Bụi Thương – Tâm sự nghề Sale

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

YBAI AFFILIATE

YBAI không phải chỉ là một dự án, nó là tình yêu, tâm huyết và sự nỗ lực của đội ngũ MODORO cho sứ mệnh số hoá 10,000 doanh nghiệp Việt.

Tầm nhìn

1,000,000 Affiliates​

10,000 Vendors​

Về chúng tôi

@2021 – All Right Reserved by MODORO
Giấy phép kinh doanh số 4201 768 504 cấp ngày 22/11/2017 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Khánh Hoà, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 06/03/2019.